+ Tính năng chống nóng, cách âm của Polyurethane Foam (Pu Foam): Do phản ứng của các hợp chất được phối trộn bằng máy chuyên dụng áp cao sản sinh CO2 giúp tạo ra hàng tỷ bọt khí với cấu trúc ô kín hình thành bọt xốp cứng PUR. Quá trình này tạo ra vật liệu lý tưởng có tỷ suất truyền nhiệt cực thấp là 0,0182 kcal/m.h.oC. Hơn thế nữa, do ngăn được sóng âm nên vật liệu trên đạt được thông số cách âm < 23,27 dB. Đáp ứng các yêu cầu cao nhất về chỉ số cách âm cũng như vượt xa các loại vật liệu cách nhiệt truyền thống trên thị trường.
+ Tính năng chống thấm: Polyurethane Foam (Pu foam) là dạng nguyên liệu Polyme 02 thành phần. Khi phản ứng hóa học sẽ hình thành xốp ô kín và đáp ứng yếu tố không tan trong nước hay kháng hầu hết với các loại hóa chất (loại trừ axit) . Tỷ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín là 100%, tỷ suất hút nước <0,1% và cách ly được hơi nước qua đó giúp Polyurethane Foam có khả năng chống thấm hoàn hảo. Hơn nữa, trong 1 số ứng dụng, Pu foam còn được bảo vệ bởi lớp Polyurethane 01 thành phần (công nghệ chống thấm tiên tiến nhất thế giới hiện nay) được bám hóa học trên bề mặt qua tạo ra vật liệu chống thấm siêu bền.
+ Tính năng biến tính chống cháy của Polyurethane Foam ( Pu foam ): Là vật liệu không bắt lửa, không dẫn cháy. Pu Foam biến tính chống cháy tồn tại 1 số thành phần mà khi gặp nhiệt độ 800ºC – 1200ºC sản sinh ra CO2 sẽ dập lửa, nguồn lửa trong 0,7 giây. Hơn nữa, quá trình cacbon hóa bề mặt đã cũng sẽ giúp cho tính năng chống cháy được đạt đến cấp độ V0 theo UL94VB – cấp chống cháy cao nhất.
+ Tính năng siêu nhẹ: Là loại vật liệu siêu nhẹ, Polyurethane Foam cho phép giảm đến 49% tải trọng kết cấu và 36% tải trọng khối xây. Sản phẩm biến tính phù hợp với các loại mái phẳng, nghiêng, cong và các kết cấu phức tạp trên mọi chất liệu khác nhau.
+ Độ bám dính: Polyurethane Foam có độ bám dính hoàn hảo trên mọi bề mặt chất liệu như kim loại, bê tông, gỗ…(loại trừ màng chống dính, nhựa PE, PP)
+ Cách thức thi công: Vật liệu Polyurethane Foam là vật liệu được phun trực tiếp tại công trình. Khi thi công phải đòi hỏi phải có máy phun áp lực chuyên dụng, máy nén khí trục vít lưu lượng lớn, các thùng phi nhiên liệu, dây bơm…được găn trên xe ôtô qua đó khi máy hoạt động nhiên liệu được bơm phun liên tục với công suất 800m2 đến 1000m2/ngày.
+ Độ bền Polyurethane Foam trong điều kiện sử dụng: Được dùng trong các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ (từ – 50ºC đến 150ºC). Có sức mạnh về độ bền, tính đàn hồi và sự dẻo dai. Là vật liệu hữu cơ không chứa giá trị dinh dưỡng do đó nó không thu hút nấm, mối, loại gặm nhấm hoặc côn trùng. Trong phòng thí nghiệm của BASF mô phỏng quá trình gia tốc nhanh chóng đã chứng minh Foam Pu thậm chí sau 80 năm không cho thấy sự suy giảm đáng kể nào.
+ Thân thiện môi trường: Là vật liệu không mùi, không độc hại và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên do tiết kiệm năng lượng, giảm phát khí thải ra môi trường.
Việt Nam là quốc gia nằm tại vị trí có một nền nhiệt độ cao trên địa cầu với khí hậu nhiệt đới ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 – 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm. Do vậy công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đang được các chuyên gia ứng dụng sử dụng dòng sản phẩm Polyurethane Foam (Pu foam) nhằm giảm thiểu tác động môi trường và mang lại cho cuộc sống sự an toàn và tính bền vững.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty Smatek kết hợp cùng các chuyên gia nước ngoài đã và đang nhập khẩu nguyên liêu và máy móc chuyên dụng để thi công phun phủ các công trình bằng vật liệu Polyurethane Foam (Pu foam) biến tính với các tính năng cách nhiệt, cách âm & chống thấm trên cùng 1 loại sản phẩm.
Polyurethane foam (FPF) ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách và có nhiều ứng dụng. Nó được sử dụng như đệm cho một loạt các sản phẩm tiêu dùng và thương mại bao gồm đồ nội thất, thảm đệm, vận chuyển, giường, bao bì, dệt may và sợi. Sử dụng FPF bao gồm chủ yếu là tấm lợp, được sử dụng chủ yếu cho thảm và đồ nội thất. Phần lớn phần còn lại được sử dụng trong ngành vận tải, nội thất ô tô và các mục đích khác.
Đồ nội thất
Polyurethane foam được ứng dụng nhiều để làm đồ nội thất
FPF được dùng làm đệm đồ nội thất bọc, ghế văn phòng, chỗ ngồi sân vận động và chỗ ngồi trong khán phòng. Là một vật liệu đệm, FPF cung cấp những lợi ích sau:
Hỗ trợ tốt cho các thiết bị và tạo cảm giác thoải mái cho người dùng
Độ bền cao
Khả năng phục hồi tốt
Hấp thụ năng lượng
Vận tải
Polyurethane foam cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành vận tải
Polyurethane Foam được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vận tải cho chỗ ngồi, tựa đầu, cánh tay, linh kiện HVAC, bảng điều khiển nội thất và da, chắn bùn xe hơi và xe tải, giường xe tải và vòng hỗ trợ cho lốp xe chạy bằng phẳng và các hệ thống nội thất khác. Sự phát triển gần đây trong công nghệ Polyurethane cho thiết kế ô tô đang góp phần làm tăng trọng lượng, thoải mái cho hành khách và hấp thụ âm thanh, khả năng phục hồi và khả năng chịu nhiệt, và cường độ nén trong xe. Polyurethane ngày càng có giá trị đối với các nhà sản xuất thiết bị gốc, còn được gọi là OEM, bởi vì nó đồng thời cung cấp:
Giảm trọng lượng
Hấp thụ âm thanh / rung
Tiết kiệm nhiên liệu
Độ bền cao
Tất cả những lợi ích này giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn và một chuyến đi thoải mái hơn.